Monthly Archives: Tháng Sáu 2010

Công ty Mỹ Veraz nộp phạt để giải quyết vụ án hối lộ giới chức TQ, VN

Thứ Tư, 30 tháng 6 2010

Công ty viễn thông Veraz ở San Jose đã đồng ý nộp khoản tiền phạt  300.000 đôla

Hình: photos.com

Công ty viễn thông Veraz ở San Jose đã đồng ý nộp khoản tiền phạt 300.000 đôla

Một công ty ở tiểu bang California đã đồng ý nộp phạt cho chính phủ Mỹ để giải quyết vụ án hối lộ cho các giới chức ở Trung Quốc và Việt Nam.

Theo bản tin hôm thứ Ba của tờ Wall Street Journal, Ủy ban Chứng khoán Hoa Kỳ cho biết công ty Veraz, một công ty viễn thông ở San Jose, đã đồng ý nộp khoản tiền phạt 300.000 đô la để hòa giải cáo giác cho rằng công ty này vi phạm Luật Chống Tham nhũng ở nước ngoài (Foreign Corrupt Practices Act).

Cáo giác này phát sinh từ những khoản tiền không thỏa đáng mà Veraz đã trả cho các giới chức ở Trung Quốc và Việt Nam sau khi công ty bắt đầu niêm yết trên thị trường chứng khoán năm 2007.

Ủy ban Chứng khoán tố cáo rằng vào năm 2007 và 2008 một viên cố vấn của công ty này ở Trung Quốc đã tặng quà và trả những khoản tiền tổng cộng 40.000  đô la cho các viên chức của một công ty viễn thông do nhà nước Trung Quốc kiểm soát để tìm cách tranh thủ hợp đồng làm ăn.

Ủy ban này cũng tố cáo công ty Veraz trả cho viên tổng Giám đốc một công ty viễn thông quốc doanh ở Việt Nam những khoản tiền trái phép vào năm 2007 và 2008.

Theo đơn kiện của Ủy ban Chứng khoán, Veraz đã không ghi vào sổ sách một cách chính xác những khoản tiền trái phép đo và không duy trì những biện pháp kiểm soát nội bộ để ngăn chận việc chi trả các khoản tiền như vậy.

Công ty Veraz không thừa nhận mà cũng không phủ nhận các cáo giác đó, nhưng đồng ý nộp phạt để giải quyết vụ án này.

Nguồn: Wall Street Journal, Silicon Valley Business Journal

Báo đảng ngày 21-6: Quả tang bưng bít thông tin

Bùi Tín blog

Thứ Hai, 28 tháng 6 2010

Hình: AP

Ngày 21-6-2010 vừa qua là kỷ niệm 85 năm «ngày Báo chí cách mạng Việt Nam» (21-6-1925 – 21-6-2010).

85 năm trước, tại Quảng Châu (Trung Quốc), Hội Việt Nam Thanh niên Cách mạng – tiền thân của đảng Cộng sản Đông dương- đã xuất bản số báo «Thanh Niên» đầu tiên theo lối thủ công, viết tay, in bằng thạch.

Năm nay là kỷ niệm chẵn – 85 năm – nên có một số hình thức kỷ niệm khác thường, như phát 130 giải thưởng báo chí năm 2009, họp mặt kỷ niệm.
Báo chí, đài phát thanh trong nước do lãnh đạo đảng CS kiểm soát chặt chẽ viết nhiều bài ca ngợi nền báo chí Việt Nam «đã hoàn thành nhiệm vụ vẻ vang, là cơ quan tuyên truyền cổ động, tổ chức tập thể của đảng, là động lực tiên phong của nhân dân trên mặt trận tư tưởng, văn hóa».

Vẫn là kiểu viết lách theo công thức giáo điều sáo mòn, trong khi các cơ quan báo chí và nhân quyền quốc tế đều coi nền báo chí Việt Nam hiện tại là nền báo chí bị kềm kẹp chặt chẽ nhất, nền tự do báo chí ở Việt Nam bị xếp vào loại thấp nhất của thế giới, – thứ 157 trên 172 nước; ngay ở châu Á cũng bị xếp dưới xa các nước Ấn Ðộ, Mông Cổ, Philippines, Thái Lan, Mã Lai, Đài Loan…

Hai năm nay việc sửa đổi Luật báo chí bị lần lữa không thời hạn, trong khi hàng loạt nhà báo, – trong đó phần lớn là cán bộ đảng viên cộng sản, – bị bắt, bị tù, bị tịch thu thẻ nhà báo, bị treo bút, thôi việc, cảnh cáo răn đe …Các báo Du lịch, Thanh niên, Tuổi trẻ, Người đại biểu nhân dân, Pháp luật, Lao động…đều gặp những vấn đề gay gắt với ban Tuyên huấn đảng và bộ thông tin truyền thông. Báo mạng «Tin Sáng» của Bộ khoa học- công nghệ bị đình chỉ.

Viện IDS – Nghiên cứu phát triển bị bức tử. Chính phủ còn ra Nghị định cấm phản biện công khai …Một viên tướng an ninh còn khoe đánh sập 300 blogs, mạng điện tử «xấu». Tổ chức Phóng viên không biên giới phong các nhà lãnh đạo Hà Nội là những «sát thủ của tự do báo chí», «những kẻ ăn thịt nhà báo» – «Les prédateurs des journalistes».

Giữa lúc trên thế giới, các nước đều coi tự do truyền thông là cần thiết, cao quý, thiêng liêng, bất khả xâm phạm…thì những chủ trưởng kiểm soát thông tin, bưng bít thông tin, xuyên tạc tin tức, cấm tư nhân làm báo là nhưng chủ trương kỳ quặc, lạc lõng, như ở một hành tinh khác, như lùi về thời trung cổ.
Kỷ niệm 85 năm ngày Báo chí cách mạng năm nay rõ ràng là gượng gạo, mỉa mai, có thể nói là trơ tráo và trâng tráo, coi thường công luận và độc giả.

Ngay ở trong nước ai chẳng biết báo Nhân dân, cơ quan chính thức của đảng cộng sản là tờ báo bị ế ẩm, bị chê trách nhiều nhất, tin tức nhạt nhẽo, công thức, lại chứa đầy những dối trá, bịa đặt, xuyên tạc. Có bạn đọc và blog tư nhân yêu cầu trả lại cho nhân dân tên của tờ báo Nhân Dân, sao lại lấy tên của nhân dân đặt cho báo của đảng? Cái thủ thuật đồng nhất đảng với nhân dân là sự lừa dối lớn nhất, kỳ quái nhất, mỉa mai nhất, đến nay không còn lừa dối nổi ai, nhất là khi đảng không còn đại diện quyền lợi người dân, khi đảng đang có thái độ quỵ lụy hèn nhát trước kẻ ngoại xâm bành trướng và hung bạo với người dân yêu nước.

Trên mạng Talawas, nhân dịp này, nhà văn Võ Thị Hảo đã viết bài chỉ rõ nguy cơ của một nền báo chí bị kềm kẹp, kiểm soát gắt gao, nguy cơ kinh khủng của một đất nước mà tự do báo chí bị công khai khai tử. Lẽ ra lúc này báo chí Việt Nam với nhiều nhà báo có tâm huyết, tài năng sẽ viết nên những bài điều tra phóng sự cực kỳ hấp dẫn, lôi cuốn, có ích cho xã hội, thỏa mãn mong chờ của bạn đọc khao khát tự do, bình đẳng, công bằng, thì trái lại chỉ toàn là những bài báo nhạt nhẽo vô vị.

Nhân dịp này, nhà báo Phan Quang đã phát biểu về tự do báo chí, lên án thói xấu « bưng bít thông ti» đang không hiếm ở nước ta. Ông Phan Quang đã về hưu, năm nay 83 tuổi, từng trong Ban biên tập báo Nhân dân, từng phụ trách đài Tiếng nói Việt Nam, từng là phó chủ tịch Hội nhà báo Việt Nam. Bản thân ông có nhiều kinh nghiệm thiết thân về tệ bưng bít và xuyên tạc thông tin, để khi về hưu rồi, nhìn lại và suy ngẫm, mới vỡ lẽ ra nhiều vấn đề thiết thực, lý thú. Ông từng cổ súy khí phách của «kẻ sỹ mới», trí thức mới, dám nói lên sự thật dù cho có thiệt cho bản thân, và nay ông cựu chủ tịch Hội nhà báo, đảng viên cộng sản lão thành lên án khá mạnh thói bưng bít thông tin.

Thì đây, một màn biểu diễn bưng bít thông tin thật là hoành tráng, ngay trên báo Nhân dân của đảng cộng sản, lại đúng ngày kỷ niệm ngày Báo chí cách mạng.

Ngày thứ bảy 19-6 vừa qua, quốc hội Hà Nội trong phiên họp bế mạc đã bỏ phiếu bác bỏ đại dự án Đường sắt cao tốc của chính phủ, với 208 phiếu bác bỏ, 185 phiếu tán thành và 34 đại biểu không bỏ phiếu.

Sáng thứ hai 21-6, một số báo trong nước loan tin quốc hội bế mạc, trong đó có nói đến việc quốc hội «bằng đa số 208 # 185 đã bác bỏ», «đã nói không», «đã không thông qua đại dự án này».

Thế mà chỉ có báo Nhân dân của đảng CS và báo Đại đoàn kết của Mặt trận Tổ quốc ngày thứ hai 21-6 là có cách đưa tin rất kỳ quặc. Tin lờ tịt việc bỏ phiếu về đại dự án Đường sắt Cao tốc, không đưa kết quả bỏ phiếu, chỉ nói lửng lơ, nguyên văn như sau (y hệt nhau trên 2 báo): «Tin hoạt động của quốc hội, các đại biểu Quốc hội đã tiến hành biểu quyết đối với Điều 1 và Điều 2 của Nghị quyết. Tuy nhiên, do tỷ lệ tán thành không quá bán, nên 2 điều này đã không được thông qua. Phát biểu tại phiên họp, phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên cho biết, do Quốc hội không thông qua Điều 1 và Điều 2, 2 điều cốt lõi của Nghị quyết, vì vậy Quốc hội quyết định chưa biểu quyết thông qua Nghị quyết này tại kỳ họp thứ bảy, QH khóa XII».

Việc bưng bít thông tin, xuyên tạc thông tin, chế tạo thông tin đạt đến trình độ nghệ thuật tinh vi và cao thủ vậy.

Nó có ý nghĩa đặc biệt, vì đúng vào ngày Kỷ niệm cái gọi là Báo chí cách mạng.

Thế là người chỉ đọc báo Nhân Dân không biết gì đến Đại dự án Đường sắt Cao tốc trị giá 56 tỷ đôla, không biết gì đến cuộc tranh luận gay go, đến cuộc bỏ phiếu với kết quả bất ngờ, những con số chênh lệch rõ rệt và thất bại của chính phủ và của đảng. Tất nhiên đây chỉ là một thất bại bước đầu, họ sẽ còn giở nhiều mưu kế, như cái kế bưng bít thông tin trên đây. Trình độ chính trị, nhận thức của nhân dân, bạn đọc, công luận đã không còn như thời đóng cửa, kín mít như xưa.

Chuyện Đại dự án ĐSCT bị bác bỏ đã và đang thành đề tài bàn luận sôi nổi trong ngoài nước, trên vỉa hè Hà Nội, Sài gòn, trên hàng vạn Blog cá nhân, thúc đẩy cuộc đấu tranh bền bỉ cho tự do, dân chủ, cho tự do báo chí, chống thói xấu bưng bít và xuyên tạc thông tin trong cái gọi là nền báo chí cách mạng Việt Nam.

Ngân hàng Thế giới cho VN vay hơn 400 triệu đôla

Khoản tín dụng 456,5 triệu đôla Mỹ nhằm giúp Việt Nam chuyển đổi thành nước thu nhập trung bình.

Thứ Hai, 28 tháng 6 2010

A worker checks oranges at Long Bien Market in Hanoi,Vietnam,  Tuesday, Oct. 28, 2008

Hình: AP

World Bank đánh giá rằng Việt nam là một nước đang tiến dần tới vị trí là nước có thu nhập trung bình.

Ban Giám đốc Điều hành Ngân hàng Thế giới (World Bank) đã phê duyệt bốn khoản tín dụng với tổng giá trị là 456,5 triệu đôla Mỹ nhằm giúp Việt Nam chuyển đổi thành nước thu nhập trung bình.

Với sự kiện này, tổng số vốn Ngân hàng Thế giới cho Việt Nam vay trong năm tài chính  này lên đến con số kỷ lục là 2,13 tỷ đôla.

World Bank đánh giá rằng Việt nam là một nước đang tiến dần tới vị trí là nước có thu nhập trung bình, và cần lực lượng lao động có tay nghề và nền tảng kiến thức tốt để đưa đất nước vào vị thế sẵn sàng phát triển kinh tế và hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu.

Ngân hàng Thế giới nhận định rằng tạo ra một hệ thống giáo dục đại học ở Việt Nam có tính sáng tạo, đáp ứng nhu cầu thị trường và có chất lượng cao là ‘cần thiết cho sự tăng trưởng kinh tế và phát triển của Việt Nam’. Đây cũng là mục tiêu chính của một trong bốn khoản tín dụng được phê duyệt: đó là Dự án Các Trường Đại học Kiểu Mới.

Dự án nhằm thiết lập và thí điểm một khuôn khổ chính sách mới cho việc quản trị, tài chính và đảm bảo chất lượng của trường đại học mô hình mới. Điều này sẽ giúp Việt Nam phát triển một mô hình hệ thống giáo dục đại học có tính sáng tạo, chất lượng cao cũng như hướng tới phát triển các kỹ năng đáp ứng thị trường cho thanh niên khi bước vào thị trường lao động.

Bà Victoria Kwakwa, Giám đốc Quốc Gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, nói rằng phát triển con người ‘được ghi nhận là một trong ba lĩnh vực then chốt Việt Nam cần tập trung trong chiến lược 10 năm tới’.

Bà Kwakwa nói thêm rằng ‘hệ thống giáo dục đại học hiện đại cần đóng góp trực tiếp vào trụ cột này thông qua nâng cao chất lượng giáo dục đại học để sinh viên tốt nghiệp sẽ có những kiến thức và kỹ năng đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động’.

Khoản tín dụng tiếp theo được Ban giám đốc Ngân hàng Thế giới thông qua là Tín dụng Hỗ trợ Giảm Nghèo lần thứ 9 (150 triệu đô la Mỹ) và là khoản thứ 4 trong chu trình 5 năm nhằm hỗ trợ việc thực hiện Kế hoạch Phát triển Kinh tế và Xã hội của Việt Nam.

Các khoản tín dụng này được cung cấp bởi Hiệp hội Phát triển Quốc tế (IDA) – tổ chức của Ngân hàng Thế giới hỗ trợ các nước nghèo nhất trên thế giới. Quỹ IDA nhằm giảm nghèo thông qua việc cấp tín dụng không lãi và tài trợ không hoàn lại cho các chương trình thúc đẩy phát triển kinh tế, giảm bất bình đẳng và cải thiện đời sống người dân.

Nguồn: World Bank

Nhân viên sân bay Việt Nam bị khởi tố vì tội buôn lậu

Một nhân viên tại sân bay quốc tế TP. Hồ Chí Minh và đồng phạm đã bị khởi tố và bắt tạm giam với tội danh buôn lậu vì liên quan đường dây vận chuyển lậu hàng hóa và ngoại tệ qua đường hàng không từ Australia về Việt Nam. Hãng thông tấn Đức cho hay hai bị can gồm Nguyễn Đức Vũ, 35 tuổi, nhân viên hàng không làm việc ở sân bay Tân Sơn Nhất, và Nguyễn Minh Hoàng, 47 tuổi, ở quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh, bị cáo buộc nhận vận chuyển trái phép số lượng lớn ngoại tệ là đôla Úc (AUD) từ Australia về TP HCM và tiêu thụ hàng lậu (chủ yếu là hàng điện tử) thông qua đường hàng không. Theo báo Lao Động, từ năm 2007, Vũ và Hoàng đã vận chuyển trái phép hàng triệu đôla Úc và hơn 800 đơn vị hàng điện tử vào VN qua đường hàng không. Báo Sài Gòn Giải phóng đưa tin theo điều tra, từ năm 2007, Hoàng nhận đôla Úc (AUD) với số lượng lớn từ Đỗ Thanh Lâm, đại diện của Hãng hàng không quốc gia Việt Nam tại Australia, để tiêu thụ tại Việt Nam. Cơ quan điều tra xác định Vũ có nhiệm vụ móc nối để chuyển hàng lậu ra khỏi sân bay giao cho Hoàng. Trong cả quá trình phạm tội, Hoàng đã thu lợi bất chính khoảng 70 triệu đồng và Vũ nhận được trên 200 triệu đồng. Hai đương sự đã bị bắt giữ hôm 16/6 sau khi cảnh sát Australia bắt giữ và thẩm vấn phi hành đoàn một chuyến bay của hãng hàng Không Quốc gia Việt Nam ở Sydney. Theo báo Lao Động, cơ quan điều tra đang nghi vấn về việc “lót tay” đối với nhiều cá nhân, đơn vị phòng, chống buôn lậu nơi cửa khẩu trong việc để lọt số lượng hàng nhập lậu qua cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất do Vũ và Hoàng thực hiện. Nguồn: DPA, Lao Dong, Saigon Giai Phong

Hội thảo về các thể chế độc đoán ở châu Á

Nguon : BBC

Quang cảnh hội thảoCuộc hội thảo diễn ra từ 29/06-01/07

Một hội thảo về các thể chế độc đoán (authoritarian) ở Đông Á đang diễn ra tại Hong Kong, nhấn mạnh các trường hợp Việt Nam Trung Quốc và Bắc Hàn.

Hội thảo này do Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á thuộc Trường đại học Thành phố Hong Kong (City University of Hong Kong) chủ trì trong hai ngày rưỡi từ 29/06-01/07.

Thể chế độc đoán, theo định nghĩa của những người tổ chức hội thảo, là các thể chế chính trị mà trong đó cạnh tranh chính trị cũng như biểu thị và ngôn luận chính trị bị hạn chế hoặc ngăn cấm.

Tại khu vực Đông Á, Việt Nam, Trung Quốc và Bắc Triều Tiên là các trường hợp tiêu biểu cho thể chế chính trị dạng này.

Hong Kong và Macau, vì mới trở về với Trung Quốc, được coi như các thể chế “độc đoán tự do” đặc biệt.

Người đứng đầu ban tổ chức hội thảo, Tiến sỹ Jonathan London, chủ nhiệm chương trình Việt Nam học tại Trường đại học Thành phố Hong Kong, cho hay mục đích chính của hội thảo là để hiểu rõ hơn về thể chế chính trị của Việt Nam, Trung Quốc và Bắc Hàn trong quan hệ so sánh với nhau.

“Chúng tôi đã từng có hội thảo về cơ chế Nhà nước Việt Nam, rồi về quan hệ giữa Việt Nam và các nước trong khu vực. Lần này, các nghiên cứu kỹ hơn về thể chế và liên hệ giữa chính thể theo hướng độc đoán với phát triển kinh tế và phát triển xã hội sẽ cho chúng ta cái nhìn sâu hơn, thực chất hơn về những gì đang diễn ra ở trong nước.”

Ông London, người từng sống nhiều năm tại Việt Nam và nói tiếng Việt lưu loát, nói ông đã mời một số học giả trong nước tham gia hội nghị, nhưng không có ai chấp thuận, có lẽ là vì e ngại cái tên của hội thảo.

Tuy nhiên, ông khẳng định việc tổ chức hội thảo không có tính chính trị, mà thuần túy phục vụ cho công tác nghiên cứu và lý luận.

Hội thảo quy tụ hàng chục diễn giả là các chuyên gia về Đông Nam Á và chính trị học, trong có các chuyên gia hàng đầu về Việt Nam như Carlyle Thayer, Ngô Vĩnh Long, Vũ Quang Việt…

Tới hội nghị lần này, Giáo sư Carl Thayer mang hai bản tham luận mà ông đã chuẩn bị công phu về ‘Bộ máy Cai trị Độc đoán ở Việt Nam’ và ‘Quan hệ giữa Việt Nam, Trung Quốc và Bắc Triều Tiên trong 5 năm tới’.

Giáo sư Ngô Vĩnh Long từ Đại học Maine, Hoa Kỳ, có nghiên cứu về ‘Tăng trưởng Kinh tế và Chủ nghĩa Độc đoán ở Việt Nam’. Chuyên gia Vũ Quang Việt thì phân tích về việc lạm dụng quyền lực trong nhà nước độc đảng với nền kinh tế thị trường.

Các học giả còn xem xét nhiều khía cạnh khác của thể chế chính trị độc đảng, độc đoán ở Việt Nam như kiểm soát hoạt động của các tổ chức dân sự, phi chính phủ, hệ thống trách nhiệm trong nhà nước Việt Nam và lịch sử hình thành hệ thống độc đảng ở Việt Nam.

Đây là lần thứ tư có một hội thảo quốc tế về chủ đề thể chế độc đoán ở Việt Nam và các nước Đông Á.

ĐÔI ĐIỀU VỚI NHÀ THƠ HỮU THỈNH NHÂN ĐẠI HỘI NHÀ VĂN KHÓA TÁM

Blog Trannhuong
Trần Mạnh Hảo
TNc: Từ nhiều ngày nay trên TNc mở chuyên mục Tiến tới đại hội VIII để đăng tải các ý kiến của đồng nghiệp, bạn đọc tham gia ý kiến cho Hội của chúng ta. TNc không phân biệt lề trái lề phải, các ý kiến đều được tôn trọng theo lời dạy của Bác Hồ: Dân chủ là làm cho dân được mở miệng. Vậy thì đồng nghiệp của mình có lời ai nỡ bịt lại. TNc nhận được bài viết này của nhà thơ Trần Mạnh Hảo và trên tinh thần tôn trọng ý kiến riêng của tác giả nên TNc cho lên như vẫn làm với bầu bạn. Nếu có ý kiến trao đổi TNc sẵn sàng tiếp nhận và cho lên trang nhà…

Có thể nói, người Việt Nam vốn có máu mê quyền lực : học giỏi để đỗ ông nghè ông cống rồi ra làm quan. Ngày xưa quan phong kiến, giờ là quan cách mạng; xưa có bằng cấp cao mới được làm quan; giờ chưa có bằng cấp gì cũng được làm quan ( làm quan rồi  “học đểu” bằng cách mua bằng chạy chức).Ngay trong giới văn nghệ, số người mê làm quan, chạy đôn chạy đáo cửa sau cửa ngách để được một chức quan xoàng cũng không phải là ít…
Nhưng còn có một thứ quan trong văn nghệ là quan được các hội nghề nghiệp bầu ra trong những lần đại hội.Người đạt cao phiếu nhất qua hai kỳ đại hội Hội nhà văn VN lần thứ sáu và thứ bảy là nhà thơ Hữu Thỉnh. Theo dự đoán của chúng tôi, nếu đại hội Hội Nhà Văn lần thứ tám này, anh Hữu Thỉnh sinh năm 1942 ( 68 tuổi, chỉ cần thêm hai năm nữa là anh Thỉnh bước vào U 80) mà ra ứng cử, chắc chắn anh cũng sẽ là người cao phiếu nhất.

Anh Hữu Thỉnh là một nhà thơ có tài, tuy thơ anh hơi nữ tính, ẻo lả thẽo thọt, có lúc lan man, tủn mủn nhưng anh vẫn là một trong 10 “nhà thơ lứa chống Mỹ” nổi bật nhất. Anh Thỉnh lại có dáng vóc đẹp lão ( gần U 80 không thể nói anh đẹp trai), dáng dấp hoành tráng, oai phong như một chính khách chuyên nghiệp. Anh Thỉnh bằng tuổi Tổng bí thư Nông Đức Mạnh và Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết.Nghe tin về nhân sự đại hội 11, hai ông Mạnh và Triết ( cùng các vị chấp hành trung ương sắp bước vào U 😯 như anh Thỉnh đều tự nguyện xin thôi phục vụ cách mạng để về nghỉ ngơi.
Riêng nhà thơ Hữu Thỉnh của chúng ta thì xem ra vẫn quyết lòng phục vụ nền văn học nước nhà bằng cách xin làm chủ tịch một khóa nữa và có thể làm chủ tịch hội suốt đời. Ngay cả chủ tịch Kim Chính Nhật lãnh đạo nước Triều Tiên ( bằng tuổi anh Thỉnh) dù mê làm chủ tịch suốt đời nhưng vẫn quyết xin nghỉ để tháng 9-2010 này nhường ngôi báu cho con trai út.
Theo dõi các cuộc đại hội vùng miền hội nhà văn, đi đâu anh Thỉnh cũng “thỉnh” ông Đỗ Kim Cuông ( vụ trưởng vụ văn nghệ của Ban Tuyên giáo TƯ) đi kèm để ông Cuông lên diễn đàn tuyên bố, đại khái : rằng trung ương trước đây có ra một chỉ thị là anh nào đã làm hai khóa lãnh đạo hội chuyên ngành thì nên biết điều mà rút, tuyệt đối không được ngồi lì khóa thứ ba. Nhưng giờ, ông Cuông nhấn mạnh : trung ương cho làm thêm vài khóa nữa !” Ông kể về ông Tô Ngọc Thanh 80 tuổi vẫn làm mấy khóa chủ tịch hội văn nghệ dân gian, ông Trần Khánh Chương 70 tuổi vẫn làm chủ tịch Hội Mỹ thuật nhiệm kì thứ 3. Động thái này giúp cho người ít để ý đến chức tước nơi hội nhà văn như chúng tôi cũng thấy rõ là anh Thỉnh muốn làm chủ tịch thêm vài khóa nữa cho đến khi nào anh trăm tuổi mới thôi…. Đặc biệt, trong đại hội các nhà văn các cơ quan Hội, ông Cuông còn lên diễn đàn chụp mũ Trần Nhương, Phạm Viết Đào, Bùi Minh Quốc… Ngay các vị lãnh đạo đảng cộng sản như các ông Nông Đức Mạnh, Nguyễn Minh Triết, Nguyễn Phú Trọng …từng tuyên bố công khai rằng đảng luôn tôn trọng các ý kiến phản biện trái chiều, rằng hãy chịu lắng nghe cả những ý kiến phản biện không thuận tai lãnh đạo. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng định nghĩa dân chủ là : “Dân chủ là đừng bịt miệng dân, hãy để cho dân nói”. May mà ông Cuông này mới chỉ là dân thư lại quèn, nếu ông có tí chức vị quan trọng, chắc suốt ngày đi bịt miệng nhân dân ? Với tư cách là một người giúp việc cho Ban Tuyên giáo, ông Cuông có ngồi trong các cuộc họp của Hội cũng chỉ được quyền ghi chép, hay phát biểu như một hội viên, sao lại làm ra bộ lãnh đạo lên diển đàn phổ biến chỉ thị nọ kia, chụp mũ, giáo huấn tầm bậy tầm bạ, làm mất uy tín đảng thế ? Dù đảng có lãnh đạo văn nghệ thì cũng lãnh đạo cho lịch lãm, lãnh đạo ở bên trong, kín đáo, đâu có chường mặt ra mà hàm hồ chụp mũ lung tung như cái anh Cuông này ? Tôi không hiểu anh Cuông này viết gì, thơ hay truyện, hay thơ thiếu nhi, thơ trào phúng…mà tự nhiên thấy cũng là hội viên nhà văn ?
Phải nói anh Thỉnh chạy trên tuyệt giỏi. Anh chạy thế nào mà Ban Tuyên giáo phải xóa cái chỉ thị chỉ làm chủ tịch hai khóa thì quá thiên tài. Hồi anh Thỉnh còn kiêm Tổng biên tập báo Văn Nghệ, xảy ra chuyện “Linh nghiệm” động trời, ai ai cũng tin rằng thôi rồi Thỉnh ơi, phạm húy cỡ này chắc hết đường quan chức. Ấy vậy mà anh Thỉnh có quý nhơn phù trợ, vẫn bình chân như vại, vẫn thăng quan tiến chức ào ào. Ngay cả khi vụ anh Thỉnh bị tờ ViệtNamnét in bài tố cáo anh đạo văn, rằng bài thơ “Hỏi” của anh là lấy cả ý tứ của một bài thơ của nữ nhà thơ Đức, rộ lên ầm ĩ trên internet đến năm, sáu bài. Anh Thỉnh vẫn làm thinh không thanh minh mà rút cục, uy tín văn học của anh vẫn sáng như sao. Việc này  được nhà phê bình có uy tín ở hải ngoại Đặng Tiến so bài thơ anh Thỉnh và bài thơ Đức kia từng được dịch ở Sài Gòn trước 1975 rồi khẳng định : chuyện anh Thỉnh đạo văn là đúng…Đến cuốn tiểu thuyết “ Vết sẹo và cái đầu hói” của nhà văn Võ Văn Trực có làm anh Thỉnh buồn phiền nhưng rồi anh vẫn qua truông, chẳng ai làm gì nổi anh, một nhà văn chính khách vừa có thế và lực. Mỗi lần gặp các vị lãnh đạo, anh Thỉnh luôn dâng lên cấp trên gương mặt thành kính đầy cảm động  của một người ăn kẻ ở trong nhà, trung thành với đảng vượt chỉ tiêu trên giao. Nhìn cái ảnh anh Thỉnh tặng hoa và ôm hôn đồng chí tân trưởng Ban tư tưởng Tuyên giáo trung ương Tô Huy Rứa chụp in trên mạng mà thấy gương mặt anh cảm động tí khóc, khiến đồng chí Rứa vô cùng hài lòng và tin tưởng chất con chiên trước đảng của anh là trung thành vô hạn vô cùng…Chúng tôi có xem một video Clip trong ngày thơ Việt Nam hôm mười rằm tháng giêng thấy cảnh ông Phạm Quang Nghị đứng trên bục cao, nhắc lời chủ tịch Hồ Chí Minh : “ Các vua Hùng có công dựng nước, bác cháu ta phải giữ lấy nước”…Anh Thỉnh đứng dưới thấp, cùng các em các cháu nhảy tưng tưng lên cùng nhau hô ba lần : giữ lấy nước…Anh Thỉnh vừa hô ba lần vừa nhảy lên ba lần, hai tay giang ra đánh nhịp, vỗ cánh kiểu các cháu mẫu giáo làm chim bay cò bay…Xem những hình ảnh này, ai ai cũng thấy tình yêu của anh Thỉnh vời Đảng, Bác Hồ có lẽ là đắm đuối nhất nước…Trong đại hội các nhà văn công an, anh Thỉnh tuyên bố, nếu không đưa từ chính trị vào cương lĩnh hội nhà văn : rằng hội nhà văn là một hội chính trị, nghề nghiệp…thì anh sẽ xin ra khỏi Hội. Vậy từ đại hội nhà văn lần thứ 4, từ chính trị đã đưa ra khỏi điều lệ hội cho mềm, cho uyển chuyển…sao không thấy anh Thỉnh xin ra khỏi Hội, lại làm chủ tịch hội tới hai khóa suốt 10 năm ? Phải nói anh Thỉnh diễn vai một người yêu đảng nhất nước là quá đạt, hỏi làm sao trung ương không cử anh làm chủ tịch hội thêm một khóa nữa là ba ?
Khi anh Thỉnh đã được trên tin tuyệt đối như thế, chỉ cần đầu tháng tám này, anh trúng chấp hành thì chức chủ tịch hội ngoài anh ra còn ai làm nổi nữa ? Mà khả năng anh Thỉnh trúng chấp hành sắp tới còn dễ hơn ăn kẹo, thậm chí có thể anh còn cao phiếu nhất. Vừa rồi, có vài ba nhà văn đến chơi nhà chúng tôi, có bàn sơ qua về anh Thỉnh. Có bạn bảo, anh Thỉnh mị dân giỏi nhất nước. Rằng hầu hết các nhà văn hội viên ( gần 1000 vị) đều tin lời anh Thỉnh rằng anh rất yêu họ, rằng anh đã đọc rất kỹ các tác phẩm rất rất tuyệt vời của họ. Gặp các hội viên, anh đều khen tuyệt vời tuyệt vời, rất tốt rất tốt;rằng thơ em rất hay, có thể hay nhất nước; rằng em viết văn xuôi cơ mà, anh lầm với cô nào phải không ? Không, anh đâu có lầm, ý anh nói là văn xuôi em rất giàu chất thơ; rằng văn muốn hay phải có chất thơ chứ em…Có bạn nói, Thỉnh có sức sống mạnh hơn 1000 con người cộng lại, mỗi ngày đọc rất kỹ cả chục tác phẩm hội viên, lại đi họp liên miên, rồi viết báo cáo, viết các diễn văn từ hội nghị A đến hội nghị Z…Gần vào U 80 rồi mà sức làm việc của Thỉnh kinh hơn cả gần nghìn hội viên cộng lại thì xưa nay thần thánh cũng cóc có sức lực đâu mà làm việc đến như thế…Có thể, mỗi ngày anh Thỉnh chỉ ngủ năm phút mới có thể đủ thời gian đọc hết được các bài viết và các cuốn sách hội viên…Có bạn nói, anh Thỉnh giỏi xin tiền đảng nhất nước. Anh xin hết tỉ này đến tỉ khác dễ như thò vào chum lấy thóc…Rồi từ tiền ấy anh dùng tranh thủ từng hội viên bằng cách tài trợ sang tác. Anh Thỉnh lại có sức của mười con voi nên anh mới có thể gọi điện thoại cho cả gần nghìn hội viên để khen họ viết thơ văn tuyệt vời, tuyệt vời, rất tốt rất tốt, ai ai cũng nhất nước cả. Như vậy, làm sao anh Thỉnh không cao phiếu nhất ? Có bạn khâm phục anh Thỉnh hết mức bảo : chưa từng có một vị chủ tịch hội nhà văn tốt và nhiệt tình , hết lòng với hội viên như Hữu Thỉnh. Tên của anh đã ám vào cuộc đời anh : “thỉnh” là cầu, là xin, là lạy lục van nài anh em rằng hãy bầu cho tôi để tôi phục vụ, tôi hầu các vị. Mà Hữu Thỉnh là một người sinh ra để hầu từng hội viên…
Đa số hội viên cũng nhất trí với bạn trên rằng, chúng ta hãy bầu cho Hữu Thỉnh để anh cao phiếu nhất, để anh làm chủ tịch hội ta khóa thứ ba vì ngoài anh Thỉnh ra, chẳng có ma nào suốt đời đi hầu anh em, làm tôi tớ cho hội viên như anh Thỉnh…Có thể, công cuộc “Thỉnh hóa cơ quan lãnh đạo hội” của anh Thỉnh mới hoàn tất, hãy giúp anh có cơ hội biến hội nhà văn của đảng thành hội nhà văn của riêng anh : hội nhà văn Hữu Thỉnh.
Chúng tôi chỉ xin góp ý với anh Hữu Thỉnh rằng : nếu sắp tới anh làm chủ tịch Hội thêm khóa thứ ba, xin anh hãy dẹp các cơ quan anh lập ra như trung tâm quốc học, hãng phim hội nhà văn, cơ quan phát hành sách hội nhà văn…là những thứ chẳng dính dáng gì đến hội nhà văn cả. Viết văn thì lo viết ra văn, ra thơ, ra lý luận phê bình, dịch văn học cho hay…sao lại đi làm cái việc không phải chức năng hội là việc quốc học, việc làm phim, việc phát hành sách, có phải ôm rơm nặng bụng hay không ?
Riêng chúng tôi, nếu phải ở cương vị anh Thỉnh, chắc chúng tôi dù trung ương có dọa bắn cũng không dám gánh cái gánh nặng là làm thêm một khóa chủ tịch hội nữa. Nhưng anh Thỉnh khác, anh không còn được làm đầy tớ hầu hạ các hội viên như Bác Hồ dạy chắc anh sẽ buồn lắm, thảm lắm rồi có thể ốm mà chết mất. Tinh thần phục vụ nhân dân, phục vụ cách mạng của anh Thỉnh là vô bờ bến, ai bảo anh Thỉnh ham quyền lực là oan cho anh bội phần. Anh Thỉnh ơi, sao anh không chịu nghỉ ngơi, gần tới U 80 rồi, sao anh không để cho đám U 60 gánh vác trách nhiệm Hội dùm, mà ngồi viết những câu thơ hay như anh từng viết : “ Có đám mây mùa hạ / Vắt nửa mình sang thu” thì có ích cho văn học Việt Nam hơn việc anh làm luôn chức chủ tịch hội cho đến chết , phải không nào ? Các nhà văn có tác phẩm để đời như Lê Lựu với “Thời xa vắng”, Bảo Ninh với “Nỗi buồn chiến tranh”, truyện ngắn của Đỗ Chu và Nguyễn Huy Thiệp, Lê Minh Khuê thơ của Xuân Quỳnh, Lưu Quang Vũ, Thi Hoàng, Thanh Thảo, Nguyễn Duy, Nguyễn Trọng Tạo, Dư Thị Hoàn, Thanh Tùng, Trúc Thông, Trần Vàng Sao…có bao giờ họ làm quan chức đâu mà sao họ vẫn sang, vẫn oai, vẫn được công chúng yêu mến ? Còn chức chủ tịch Hội nhà văn của anh Thỉnh đâu phải lúc nào cũng sang trọng, oai phong, chả có khi cũng nhếch nhác, tội nghiệp bị trên nạt dưới chê bai đàm tiếu bông phèng mà sao anh không thấy cực thân, vẫn phấn khởi lắm ru ?
Sài Gòn ngày 29-6-2010
T.M.H.

Phường Bát Âm của đảng: An đánh xuôi – Mạnh thổi ngược

Kami


Phường Bát Âm của đảng bắt đầu loạn nhịp: An đánh xuôi – Mạnh thổi ngược

Thật là không nhịn được cười khi đọc ý kiến của đồng chí Tổng Bí thư đảng CSVN Nông Đức Mạnh, phát biểu tại buổi đồng chí Tổng Bí thư và đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên tiếp xúc với cử tri tại Công an tỉnh và huyện Phổ Yên để báo cáo kết quả kỳ họp thứ 7 của Quốc hội trên trang VNNet [1]. Theo bản tin có tựa đề “Tổng Bí thư:Quốc hội chưa thông qua dự án lớn là điều bình thường” trong chuyên mục chính trị cho biết, khi trao đổi với cử tri về việc Nghị quyết về xây dựng đường sắt cao tốc Bắc – Nam chưa được Quốc hội thông qua, Tổng Bí thư nêu rõ, một trong những mục tiêu quan trọng của thời kỳ quá độ lên CNXH là xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Tổng Bí thư đã khẳng định: (trích) ” Bộ máy Nhà nước ở Việt Nam không hoạt động theo nguyên tắc tam quyền phân lập mà có sự phân định nhiệm vụ, hoạt động thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng “.

Như chúng ta đã biết, cùng vào thời gian này chỉ trước đó có 2 ngày, ngày 24/6/2010 cũng trên trang tin VNNet này có đăng bài phỏng vấn quan trọng của ông Nguyễn Văn An, cựu Chủ tịch Quốc hội Việt nam về việc sửa đổi Hiến pháp [2]. Khi nói về vấn đề phân công và kiểm soát quyền lực nhà nước, Chủ tịch Nguyễn văn An đã phân tích cho thấy việc  phân công phải hướng tới cân bằng tương đối, phải rõ ràng, rành mạch. Kiểm soát phải có chế tài, phải chặt chẽ, hiệu lực, vì phân công phải cân bằng thì mới có khả năng kiểm soát hiệu lực, sự kiểm soát hiệu lực nằm ngay trong sự phân công công bằng và tất cả những cái đó nhằm phòng ngừa sự lạm quyền và thoái hóa quyền lực, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu và cơ hội trong hệ thống chính trị.

Đó là tính ưu việt của chế độ cộng hòa hay dân chủ cộng hòa hơn hẳn chế độ quân chủ, vì quyền lực dưới thể chế cộng hòa không tập trung vào một người hay một lực lượng,  một cơ quan nào, mà được phân công tương đối cân bằng cho ba cơ quan: Lập pháp, Hành pháp và Tư pháp (Quốc hội – Chính phủ – Tòa án): Quốc hội là cơ quan lập pháp cao nhất, Chính phủ là cơ quan hành pháp cao nhất, và Tòa án là cơ quan xét xử cao nhất. Chủ tịch Nguyên Văn An nhấn mạnh (trích):

Nhìn lại lịch sử của thể chế quân chủ cho thấy, quyền lực tập trung vào nhà Vua, mà quyền lực bao giờ cũng có xu hướng lạm quyền, thoái hóa… Do đó mà triều đại nào lên, lúc đầu thường là được lòng người, sau lại thoái hóa, lại bị triều đại sau thay thế. Những sự thay thế đó thường diễn ra khi triều đại cũ đã quá thối nát, quá cản trở sự phát triển của xã hội và thường bị thay thế bằng bạo lực.

Chính vì thế mà thể chế cộng hòa hay dân chủ cộng hòa đã áp dụng sự phân công cân bằng và kiểm soát quyền lực để chống độc quyền, hạn chế sự lạm quyền và khi cần thì thay thế ê kíp cầm quyền một cách chủ động, kịp thời, thông qua tranh cử nghị viện “.

Ban đầu thì còn ăn ý, bây giờ thì đảng bắt đầu chơi loạn cào cào

Mặc dù về mặt thực tế thì đổng chí TBT Nông Đức Mạnh nói không sai, vì quyền lực nhà nước cao nhất hiện nay ở Việt nam hiện nay hoàn toàn đang nằm trong tay Ban lãnh đạo đảng CSVN, nhưng cần phải hiểu rằng điều này chỉ được phép hiểu ngầm với nhau kể cả trong nội bộ đảng CSVN và ngay cả toàn dân . Nhưng tuyệt đối không được công khai phát biểu, nhất là chỗ đông người và đặc biệt ở cương vị TBT như đồng chí Nông Đức Mạnh là một điều cấm kỵ. Bởi vì nói như vậy là vi phạm Hiến pháp, luật pháp cao nhất của nhà nước,  Hiến pháp nước CHXHCN Việt nam đã khẳng định tại Điều 83-Chương V là “Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp”, chứ luật pháp nào quy định cho phép đảng CSVN được lãnh đạo Quốc hội?

Hình như từ trước đến nay, các cán bộ lãnh đạo cao cấp của đảng và chính quyền Việt nam họ quen với kiểu sử dụng luật “rừng” theo kiểu “luật là tao, tao là luật”, nên họ thản nhiên phát biểu những điều vi hiến một cách công khai. Mấy bữa trước thì ông Thủ tướng Nguyễn tấn Dũng, hôm nay lại được thêm ông TBT Nông Đức Mạnh. Là lãnh đạo cao cấp mà họ ăn nói hàm hồ, không có chút kiến thức về quản lý nhà nước và về luật pháp, bạ đâu nói đấy không sợ ai người ta cười cho vì nói đến đâu là lòi cái dốt ra đến đó. Vậy mà vẫn công nhiên tồn tại, cả một đất nước tự hào là có IQ cao mà không ai dám mở miệng phê phán, nhắc nhở vì sợ.

Được biết giữa TBT Nông Đức Mạnh và ông Nguyễn Văn An có những điểm tương đồng rất lý thú, hai ông cùng từng là lãnh đạo cao cấp của đảng CSVN, cùng từng là Ủy viên Bộ Chính trị, cùng từng là Chủ tịch Quốc hội và cùng từng học tập ở Trường đảng cao cấp Nguyễn Ái Quốc và cùng phải tuân thủ nghiêm ngặt điều lệ của đảng CSVN theo quy định. Vậy lý do gì giữa hai ông cán bộ lãnh đạo cao cấp của đảng CSVN lại có các quan điểm hoàn toàn trái ngược nhau như vậy? Không cần phải bình luận thêm chúng ta cũng hiểu ai nói đúng và ai nói sai.

Nếu ở trong một phường bát âm chuyên đi thổi kèn phục vụ đám ma mà có chuyện như thế người ta gọi là “Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược” mỗi ông một phách. Trong cái bối cảnh chính trị trong nước đang tang gia bối rối, nước sôi lửa bỏng sau cú bị Quốc hội chơi xỏ đã bác bỏ đại Dự án ĐSCT, coi chủ trương của đảng không là cái gì làm cho ban nhạc bát âm của đảng  xem ra càng bối rối tợn. Ông Nguyễn Văn An vốn là tay “chống” nay đổi mới phong cách cứ theo đúng bài bản, theo đúng luật mà chơi cho vừa lòng tang chủ bởi “Sống dầu đèn – Chết kèn trống”.

Còn ông Nông Đức Mạnh chuyên thổi kèn tí te, te tí theo kiểu nhạc “rừng”, bất kể bài bản, bất kể nhịp phách không quan tâm gì đến nhạc nhẽo, nay thấy tình hình nghe có vẻ thất thế, ông thợ kèn Mạnh sợ mất nghề kiếm ăn mới vội nói toạc móng heo cho thiên hạ biết ngón nghề bịp bợm của Phường Bát Âm của đảng từ xưa đến nay. Đó là Phường Bát Âm của đảng vốn xưa nay chơi không cần nhạc, không cần bài bản hay làn điệu mà các nhạc công không nghề nhạc cứ thi nhau thổi rống lên, gõ lung tung bất tuân quy luật, kiểu đó ông kèn Nông Đức Mạnh nói với các tang chủ gọi là “bất cần tam quyền phân lập”

Cứ kiểu này có lẽ phải sớm giải tán ban nhạc mới ổn, không thì lại có đánh nhau to. Như vậy thế thì còn gọi gì là đồng chí hướng, đồng tư tưởng hay  là đồng đảng nữa? Lần này về Hà nội, Ban Bí thư cần xắp xếp bố trí cho hai ông Nông Đức Mạnh và Nguyễn Văn An gặp nhau để trao đổi và thống nhất lại quan điểm. Bởi vì theo định nghĩa đảng chính trị là tổ chức tập hợp các cá nhân có đồng chí hướng và quan điểm chính trị, do vậy nếu để tình trạng này thì nghe không ổn, có lẽ phải tách đảng CSVN ra làm hai cho phù hợp với xu hướng của từng nhóm vốn đang không đồng nhất.

Đảng CSVN là một đảng chính trị mang danh là kiệt xuất, là tổ chức đảng chính trị duy nhất lãnh đạo đất nước, được ví như là người cầm lái cho con tàu Việt nam đang hướng về tương lai để tiến lên phía trước. Vậy mà tổ lái đại diện cho toàn thể nhân dân Việt nam hơn 80 năm tuổi đời, mà đến giờ phút này còn mỗi ông một phách, kiểu ông lái chính thì bảo (rẽ) phải, ông lái phụ lại bảo (rẽ) trái thì không hiểu các ông sẽ đưa con tàu Việt nam về đâu.

Đúng là người ta bảo đảng CSVN lấy Chủ nghĩa xã hội (CNXH) là định hướng, mà CNXH là chữ viết tắt của câu “Cả nước xuống hố”, câu đó cũng không oan cho những ai đã và đang gửi gắm tính mạng cho con tàu mà tổ lái của đảng đang nhắm mắt lao về phía trước để đưa cả nước lao xuống hố.

27/6/2010

———
Ghi chú:
[1]http://vietnamnet.vn/chinhtri/201006/Quoc-hoi-chua-thong-qua-du-an-lon-la-dieu-binh-thuong-918500/
[2]http://www.tuanvietnam.net/2010-06-24-cuu-chu-tich-quoc-hoi-ban-viec-sua-hien-phap

© Kami 2010

Phường Bát Âm của đảng: An đánh xuôi – Mạnh thổi ngược

Giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc

Số 85
Thư Tòa Soạn
15 – 04 – 2010

Giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc

Đang có nhiều dấu hiệu khiến người ta tựhỏi phải chăng ViệtNam đang tìm cách gia tăng quan hệ hợp tác với Hoa Kỳ và giảm thiểu sựlệ thuộc vào Trung Quốc? Đây là điều mà mọi người mong đợi từlâu. Giữa Mỹ và Trung Quốc sự chọn lựa là hiển nhiên.

Trước hết là hiển nhiên trong chiều sâu. Không thể có chọn lựa đồng minh với Mỹ và thù địch với Trung Quốc. Chúng ta không có lợi gì để gây hấn với một nước láng giềng khổng lồ mạnh hơn hẳn ta vềmọi mặt. Vả lại Mỹ và Trung Quốc không thù địch mà còn hợp tác với nhau. Chúng ta phải có quan hệ hữu nghị với cả hai. Vấnđề chỉ là đặt ưu tiên vào đâu. Và nếu hiểu như thế thì chọn lựa phải có của ViệtNam cũng rất hiển nhiên.

Mỹ là cường quốc số1 trên thế giới, vượt rất xa mọi nước khác về mọi mặt. Những ai đánh cuộc trên sự suy yếu của Mỹ làđánh cuộc liều lĩnh chống lại quốc gia năng động và sáng tạo nhất tráiđất. Thế ápđảo của của Hoa Kỳchắc chắn sẽphải giảm đi do sựkiện nhiều nước khác cũng đang và sẽ còn tiến lên sau khi đã ít nhiều chấp nhận khuôn mẫu Hoa Kỳ, nhưng Hoa Kỳcũng vẫn sẽ là cường quốc số1 của thế giới trong suốt thế kỷ này, nghĩa là trong suốt cuộc đời của những người có mặt hiện nay, và sẽ không có vấn đề lớn nào của thếg iới có thể được giải quyết mà không có tiếng nói của HoaKỳ. Như vậy quan hệ hữu nghị và hợp tác với Hoa Kỳ là chọn lựa khôn ngoan, bắt buộc. Nhưng không phải chỉ có thế. Thị trường Hoa Kỳ là thị trường lớn và đầy hứa hẹn. Trong năm 2009 thặng dư ngoại thương của ViệtNam với Hoa Kỳ là 8 tỷ rưỡi USD, con số này có thể tăng gấp mười trong vòng một hai thập niên.Điều còn quan trọng hơn là những gì chúng ta có thể học hỏi ở người Mỹ. Họ đứng đầu thế giới trong mọi bộ môn khoa học kỹ thuật; cách làm việc thẳng thắn, lương thiện, thực dụng của họ cũng là một mẫu mực. Hợp tác với họ cũng là một hợp tác an toàn. Mỹ là một cường quốc không gian, hàng hải và thương mại tìm kiếm cácđối tác kinh tế chứ không dòm ngó  của các nước khác, mong muốn các đối tác của mình giầu mạnh thêm đểgia tăng buôn bán chứ không mong họ yếu nhược đểcó thể chèn ép.

Ngược lại TrungQuốc vẫn còn vẫn còn nặng văn hóa  và nông nghiệp thèm đất và lấn đất, nhìn các nước láng giềng một cách bệnh hoạn như là hoặc chư hầu,hoặc đối thủ. Chúng ta cũng không có gì để học hỏi Trung Quốc về khoa học và kỹ thuật. Mô thức kinh tế của Trung Quốc –mô thức tìm kiếm tăng trưởng tối đa như là một cứu cách bất chấp môi trường và công bằng xã hội- cũng không phải là một mẫu mực để noi theo. Nó sẽ dẫn đến bế tắc và đổ vỡ. Trung Quốc sẽ lâm vào khó khăn sớm hơn nhiều người có thể nghĩ.Một nhức nhối khác: trong năm 2009 nhập siêu của nước ta với Trung Quốc lên tới 11 tỷ rưỡi USD, gần bằng tổng sốthâm thủng mậu dịch của ta. Sau cùng áp lực của Trung Quốc mà nhiều người nhìn như một đe dọa cũng sẽ giảm đi chứ không tăng lên nếu ViệtNam có hậu thuẫn của thế giới,đặc biệt là của Hoa Kỳ.

Sự chọn lựa là hiển nhiên. Tất cả vấn đềchỉ là quyền lợiđất nước có phải là quan tâm chính của những người có quyền lấy quyếtđịnh hay không.

Nguồn: Nửa vầng trăng tờ san Tổ Quốc

Có nên bỏ ra “gần 2,5 tỷ đồng phục hồi cây đa Tân Trào”?

Bút Sắt

image

Mới đọc trên báo mạng thấy tỉnh Tuyên Quang có dự án phục hồi cây đa Tân Trào với số tiền kỉ lục là 2,5 tỉ đồng.

Việc phục hồi các di tích lịch sử như cây đa Tân Trào là việc làm hết sức cần thiết trong công tác giáo dục ý thức lịch sử cho dân ta. Tuy nhiên bỏ ra tới 2,5 tỉ thì quá lãng phí. Người Việt Nam ta đang trong thời kỳ quá độ, đất nước còn nghèo song dường như người ta chỉ thích các dự án tiền tỷ. Tiền triệu là lạc hậu rồi, chỉ có lương công chức mới còn tính tiền triệu thôi ! Không biết người ta làm gì với số tiền khổng lồ trên. Tôi tin, nếu công bố dự án chi tiết, cho đấu thầu công khai thì có lẽ giá chỉ còn 1/3 là cùng, tất nhiên không ai được “chấm mút” gì vào đó!

Tôi thử gõ số 2,5 tỷ vào Goolge, thấy nhiều thông tin thú vị : Hơn 2,5 tỷ đồng “tiếp sức mùa thi” .Trung tâm Hỗ trợ sinh viên TP Hồ Chí Minh cho biết, đến nay (tháng 6/2010) đã có hơn 17.000 lượt sinh viên đăng ký tham gia tiếp sức mùa thi đại học năm 2010.

Ban tổ chức đã chuẩn bị được hơn 100.000 suất cơm và 2.000 thùng mì, 30.000 chỗ trọ (trong đó có 5.000 chỗ miễn phí), 25.000 vé xe buýt, 210.000 bản đồ xe buýt và bản đồ TP cùng hàng ngàn cẩm nang, vật phẩm khác tiếp sức cho thí sinh dự thi đại học với tổng kinh phí trên 2,5 tỷ đồng. Số tiền cũng là 2,5 tỷ nhưng làm được biết bao việc, có hiệu quả xã hội rất cao.

Tuyên Quang không phải là tỉnh giàu có. Vì vậy hãy nên chắt chiu tiền để làm thêm nhà cho người nghèo, hỗ trợ cho các thầy cô giáo đang phải dạy học ở những nơi còn khó khăn. Như thế mới là nhân văn!

BS

HT Mạng Bauxite Việt Nam biên tập

Thân mẫu của TBT Nông Đức Mạnh

Thân mẫu của TBT Nông Đức Mạnh In Email

Read : 1192 times

https://i0.wp.com/upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/f/f7/NongDucManh29052007.jpg/250px-NongDucManh29052007.jpgHôm nay thấy trên mạng có một bài viết về nhân thân của Tổng Bí thư (TBT) Nông Đức Mạnh rất thú vị.  Bài viết hơi dài, nên tôi cố gắng tóm lược và sắp xếp lại vài thông tin chính để tham khảo. Có một số thông chưa rõ nguồn nên tôi không trình bày ở đây.

Theo tài liệu trên wikipedia thì ông sinh ngày 11/9/1940 (tức nay đã hơn 70 tuổi) ở xã Cường Lợi, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn.  Ông là người dân tộc Tày.  Trang này không thấy đề cập đến thân phụ và thân mẫu của ông.

Tuy nhiên, trong một bài trả lời phỏng vấn cho một tờ báo Mĩ thì ông TBT có nói đến tên cha và mẹ.  Trả lời phỏng vấn trên tạp chí Time vào năm 11/1/2002 (bản tiếng Việt có đăng trên trang web của Bộ Ngoại giao Việt Nam) thì ông cho biết cha ông tên là Nông Văn Lại, và mẹ là Hoàng Thị Nhình (hay Hoàng Thị Gái) [1].

Nhưng thông tin trên một tạp chí của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì hơi khác với những thông tin trên.  Ngày 30/4/2001, tạp chí Thế Giới Mới (cơ quan của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam) có đăng bài “Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh trong ký ức của một người thầy” của thầy giáo La Văn Ngâm, người thầy cũ của ông tổng bí thư.  Trong bài viết, thầy Ngâm cho biết thân mẫu của ông là Nông Thị Trưng và ông cũng có ghé qua thăm nhà bà cụ [2].

Vậy bà Nông Thị Trưng là ai?  Từ điển wikipedia cho biết thêm nhiều chi tiết về những hoạt động của bà trong thời gian kháng chiến với cụ Hồ.  Bà tên thật là Nông Thị Bày (có tài liệu ghi là Nông Thị Ngát) sinh ngày 6/12/1920 trong một gia đình dân tộc Tày.  Trong thời gian kháng chiến 1941-1942, bà làm giao liên cho cụ Hồ (lúc đó có bí danh là “Già Thu”), và tên Nông Thị Trưng chính là do cụ Hồ đặt cho bà với ý nghĩa noi gương hai chị em Trưng Trắc, Trưng Nhị trong cổ sử [3].

Bài viết trong wikipedia về bà Nông Thị Trưng còn trích tạp chí Công Nghiệp cho biết thêm rằng bà từng theo học chính trị do cụ Hồ dạy trong 8 tháng trời [4] trong thời gian 1941-1942.  Cụ Hồ còn dạy chữ cho bà, thậm chí còn làm thơ “Tặng cháu Nông Thị Trưng” [5].  Bà được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương vào ngày 25/12/1941, và sau này trở thành một thành viên nòng cốt của Đảng. Bà từng giữ chức Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh Cao Bằng.  Bà qua đời ngày 26/1/2003.  Tuy nhiên, trong bài trên wikipedia, không thấy nói gì về gia đình hay con của bà.

Đối chiếu những thông tin chính thức trên đây cho thấy câu trả lời của ông TBT Nông Đức Mạnh về thân mẫu của ông thiếu tính nhất quán với thông tin từ báo chí Việt Nam.  Trả lời báo chí Mĩ thì ông nói rằng tên mẹ là Hoàng Thị Nhìn, nhưng báo chí “lề phải” ở Việt Nam thì cho rằng thân mẫu ông là bà Nông Thị Trưng.  Không biết thông tin nào đúng.  Có thể nào hai người chỉ là một, vì trong thời kháng chiến người ta hay dùng bí danh và thay tên đổi họ?  Cũng có thể hai người khác nhau. Vì ông TBT sinh năm 1940, còn bà Nông Thị Trưng thì năm 1941 (lúc đó đã 21 tuổi) vẫn chưa có chồng.

Do đó, nếu dựa vào thông tin này thì có 2 khả năng:

(a) Bà Nông Thị Trưng không phải là mẹ ông, và báo “lề phải” đã sai lầm.

(b) Ông Nông Đức Mạnh là con bà Nông Thị Trưng, trường hợp này báo chí “lề phải” đúng; và ngài TBT đã…nhớ nhầm lí lịch (cả năm sinh của mình và tên mẹ). Nếu giả thuyết này đúng, như thế thì ông mang họ mẹ. Điều này cũng phù hợp với việc bà Trưng cho tới năm 1941 vẫn chưa có chồng (nhưng không có thông tin nào nói bà không có con trong thời gian đó cả).

Ông TBT vẫn minh mẫn và đang tại chức, báo chí đưa tin hẳn phải có căn cứ, thế tại sao lại bất cập như thế, về chi tiết thân mẫu của một vị Tổng Bí thư (còn có thể coi là đại kị).  Có thể vì lẽ đó nên không ai ngạc nhiên khi thấy báo chí nước ngoài đặt câu hỏi về tên thân phụ của ông.

Chú thích:

[1] Phóng viên hỏi: “[…] Như vậy, tôi có thể hỏi tên thật của cha mẹ Ngài không ạ?”, Ông trả lời: Được, tôi có thể trả lời. Bố mẹ tôi đều đã qua đời. Bố tôi tên là Nông Văn Lại, mẹ tôi tên là Hoàng Thị Nhình, nếu dịch ra tiếng phổ thông là Hoàng Thị Gái. Để xác minh điều này không khó, về quê tôi hỏi ai cũng biết. Còn về khuôn mặt hơi giống, thì trên đất nước Việt Nam có rất nhiều người giống nhau. Tôi nói rằng tất cả người dân Việt Nam  ai cũng là con, cháu của Bác Hồ. Chúng tôi đều coi ông là người cha già của dân tộc Việt Nam.” (nguồn: Bộ Ngoại giao).

[2] Tạp chí Thế giới mới viết rõ: “bà Nông Thị Trưng là thân mẫu đồng chí Nông Đức Mạnh”.

[3] Tờ báo Xuân Phụ Nữ năm Đinh Sửu 1997 xuất bản trong nước một bài viết có tựa đề “Cô Học Trò Nhỏ của Bác Hồ” được tác giả Thiên Lý viết theo lời kể của chính Nông Thị Trưng có đoạn: “Tháng 7 năm 1941, được tin (chính quyền) châu Hà Quảng đưa lính cơ tới bắt, ngay đêm ấy tôi trốn ra rừng, rồi được Châu uỷ đem qua Bình Mãng (Trung Quốc) lánh nạn tại nhà một đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc. Một hôm đồng chí Lê Quảng Ba và Vũ Anh đến đón tôi từ Trung Quốc về Pắc Bó gặp Bác.  […] Về Pắc Bó đã nửa đêm, anh Đại Lâm người giữ trạm đầu nguồn đưa ngay chúng tôi đi gặp ‘ông Ké’. Lội ngược suối càng đi nước càng sâu, khi đến thác thứ ba, anh Đại Lâm thổi sáo, từ trên thác có thang tre thả xuống. Trèo thang lên, thấy một cái lán dựng ngay trên bờ suốị. Trong lán có ông cụ ngồi đọc sách. Tôi chắp tay ‘Cháu chào cụ ạ’. Ông cụ nhìn lên hai mắt rất sáng, ân cần bảo: ‘Cháu đến rồi à, cháu ngồi xuống đây nói chuyện.’ Tôi nhìn xuống sàn, thấy toàn cây to bằng bắp chân. Cụ bảo hai lần tôi mới dám ngồi. Cụ tỉ mỉ hỏi gia cảnh, rồi khuyên tôi: ‘Từ nay cháu đã có một gia đình lớn là gia đình cách mạng, đừng luyến tiếc gia đình nhỏ nữa. Cháu cặm cụi làm ăn cũng không đủ để nộp sưu thuế đâu. Mình lấy lại được nước rồi từng gia đình sẽ được đàng hoàng. Từ nay ai hỏi thì cháu nói mình là cháu chú Thu, tên Trưng’. Bác đặt tên ấy là muốn tôi noi theo gương bà Trưng.”

[4] Đoạn hồi kí về học tập chính trị của bà Nông Thị Trưng được đăng trên Tạp chí Công nghiệp như sau: “Từ đấy tôi ở lại lán anh Đại Lâm, mỗi ngày vào lán của Bác một giờ để học tập. Bác dạy cho tôi từ chuyện thế giới, chuyện cộng sản chủ nghĩa đến cả những cách ứng xử thường ngày như ‘Đừng làm một việc gì có thể khiến dân mất lòng tin. Mượn một cái kim, một con dao, một buổi là phải đem trả. Trong ba lô nếu có màn, phải để ở ngoài cửa, hỏi xem chủ nhà có bằng lòng mới đem vàọ. Cháu là nữ, trước bàn thờ có cái giường để các cụ ngồi ăn cỗ, cháu không được ngồi…’. Tám tháng được Bác chỉ dạy tôi học được hơn cả mấy chục năm học lý luận tập trung sau này“.

[5] Entry về Nông Thị Trưng trên wikipedia có đoạn viết: “Khi biết Nông Thị Trưng là người ham học, hàng ngày lấy than và que để viết chữ và vẽ hình, Hồ Chí Minh đã gửi cho bà một số vở, bút viết, với bài thơ mà sau này được đưa vào sách giáo khoa Việt Nam:

Vở này ta tặng cháu yêu ta

Tỏ chút lòng yêu cháu gọi là

Mong cháu ra công mà học tập

Mai sau cháu giúp nước non nhà

Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Nguyên thì bài thơ được viết năm 1944 và có tên ’Tặng cháu Nông Thị Trưng’.

http://nguyenvantuan.net/online-vip/951-than-mau-cua-tbt-nong-duc-manh